NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Nhượng quyền thương hiệu là gì

Nhượng quyền kinh doanh hiện đang là một trong những mô hình kinh doanh thịnh hành và thành công bậc nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhượng quyền kinh doanh là gì ? Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền kinh doanh liệu có thực sự là miếng bánh ngon hay ẩn chứa nhiều rủi ro. Hãy cùng FranchieseViet tìm hiểu về mô hình này để có cái hiểu rõ hơn và sâu hơn để bắt đầu bước chân vào hành trình nhượng quyền nhé.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (hay còn gọi là franchise) là một hình thức kinh doanh mà chủ sở hữu thương hiệu (franchisor) cho phép một cá nhân hoặc tổ chức khác (franchisee) sử dụng thương hiệu của mình để mở và vận hành một doanh nghiệp theo mô hình đã được thiết lập sẵn.

Trong một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, franchisor cung cấp cho franchisee quyền sử dụng tên thương hiệu, logo, sản phẩm, quy trình kinh doanh, và hỗ trợ hướng dẫn về quản lý và hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, franchisee trả cho franchisor một khoản phí nhượng quyền ban đầu và thường phải trả một khoản phí tiếp theo dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận.

Việc nhượng quyền thương hiệu cho phép franchisor mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả, trong khi franchisee có cơ hội khởi nghiệp với một thương hiệu đã định danh và được hỗ trợ từ franchisor. Các ví dụ về nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng bao gồm McDonald’s, Subway, Coca-Cola và Starbucks.

2. Các loại hình nhượng quyền kinh doanh.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền luôn khiến nhiều người quan tâm vì tính cơ động của nó, mỗi đối tác khách hàng đều mang tới những mô hình khách nhau để đảm bảo lợi ích, trách nhiệm cho thương hiệu của mình. Hiện nay có tất cả 4 hình thức nhượng quyền kinh doanh trên thị trường đang hoạt động như:

2.1. Nhượng quyền toàn diện

Loại hình thức nhượng quyền kinh doanh này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và cam kết ở mức tối đa giữa 2 bên. Bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ cũng như chuyển nhượng lại các sản phẩm khác nhau cho bên mua gồm: các hệ thống vận hành kinh doanh, bí quyết; công thức sản xuất, hệ thống thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh toàn diện thường có thời hạn tương đối dài, có thể đến 20-30 năm, và nhượng quyền ít nhất 4 loại “tài sản” quan trọng của một thương hiệu:

  • Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
  • Bí quyết công nghệ sản xuất/ kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm/dịch vụ.

2.2. Nhượng quyền không toàn diện

Hình thức kinh doanh nhượng quyền này có yêu cầu dễ hơn. Bên nhượng quyền sẽ chủ yếu nhắm tới mục đích bao phủ toàn thị trường và đẩy cao doanh thu lên mức tối đa.

Các trường hợp Franchise theo mô hình không toàn diện thường sẽ chỉ được nhượng quyền một trong số các loại tài sản sau đây:

(i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường.

(ii) Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Bên bán cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua.

(iii) Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý. Thay vì nhượng quyền sản phẩm hay công thức, hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch

(iv) Cấp phép sử dụng thương hiệu: Loại hình này thường sử dụng khi hợp tác giữa các thương hiệu. Ví dụ Disney nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm bst của adidas, pandora…

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý

Hình thức này thường gặp nhiều ở các chuỗi khách sạn và coffee lớn khi bên bán thương hiệu sẽ cung cấp thêm người điều hành doanh nghiệp, bên cạnh việc có được tên thương hiệu cũng như cách thức vận hành kinh doanh. Điều này vừa giúp thương hiệu quản lý được chất lượng chuỗi, vừa hỗ trợ tốt nhất cho việc chuyển giao công thức, mô hình kinh doanh. Điển hình cho mô hình này có thể thấy như chuỗi khách sạn FLC, Highland Coffe, Starbuck Coffe, KFC….

2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư

Với hình thức này, người nhượng quyền sẽ góp vốn với tỷ lệ nhỏ. Tùy theo khả năng quản lý, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường mà người nhượng quyền sẽ cân nhắc các yếu tố nào cần ưu tiên rót vốn sau khi đã có quyết định lựa chọn mô hình  kĩ càng và phù hợp với doanh nghiệp mình.

3. Quy trình thực hiện nhượng quyền

Nhượng quyền là quá trình chuyển giao quyền lợi và quyền sở hữu từ bên nhượng quyền cho bên nhận quyền. Để thực hiện quy trình nhượng quyền một cách hợp pháp, cần tuân thủ các thủ tục pháp lý sau đây:

1. Chuẩn bị tài liệu

Bên nhượng quyền cần chuẩn bị các tài liệu liên quan, bao gồm hợp đồng nhượng quyền, hướng dẫn vận hành, báo cáo tài chính và các tài liệu hỗ trợ khác. Các tài liệu này nên được chuẩn bị kỹ lưỡng và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đàm phán hợp đồng

Bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần tiến hành đàm phán các điều khoản và điều kiện của hợp đồng nhượng quyền. Các yếu tố quan trọng bao gồm phạm vi và thời hạn nhượng quyền, quyền lợi và trách nhiệm của hai bên, cách thức thanh toán và các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

3. Ký kết hợp đồng:

 Sau khi đạt được thỏa thuận, hai bên cần tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng cần được lập thành văn bản và chứa đầy đủ thông tin và điều khoản liên quan đến nhượng quyền.

4. Đăng ký và thông báo: 

Tùy thuộc vào loại hình nhượng quyền, bên nhượng quyền có thể cần đăng ký và thông báo với các cơ quan chức năng. Ví dụ, trong trường hợp nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền có thể cần đăng ký thương hiệu tại cơ quan sở hữu trí tuệ.

5. Thực hiện và giám sát: 

Sau khi hợp đồng nhượng quyền được ký kết và các thủ tục pháp lý được hoàn thành, quá trình thực hiện nhượng quyền bắt đầu. Bên nhượng quyền cần cung cấp sự hỗ trợ và giám sát cho bên nhận quyền trong quá trình vận hành kinh doanh để đảm bảo tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.

Hy vọng những chia sẻ của FranchiseViet giúp quý khách phần nào hiểu được về mô hình kinh doanh đang hot hiện nay. Hãy theo dõi và đón đọc các bài viết trên FranchiseViet để tìm hiểu sâu hơn nữa về các kiến thức liên quan đến nhượng quyền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *